Cá nhân tôi đổ lỗi cho internet. Kể từ khi người người, nhà nhà đều có kết nối mạng toàn cầu, và cuối cùng chẳng ai còn muốn ra quán game bỏ tiền giờ để chơi game nữa. Ở nhà vừa thoải mái, thích làm gì thì làm, chưa kể điều hòa mát lạnh không có chút mùi khói thuốc khét lẹt, máy ở nhà còn mạnh hơn cả ngoài quán, thì đúng là chẳng có lý do gì chúng ta phải ra quán net cả.
Trước đây khi internet chưa trở thành tiêu chuẩn tối quan trọng cho mỗi quán game tại Việt Nam, thì mạng LAN dường như là thứ duy nhất khiến cho game thủ gắn kết tại những quán game tại nước ta trong thời gian trước đây. Những tựa game như AoE, StarCraft hay CS 1.1 đã khiến cho bao cậu bé học sinh hay sinh viên bắt đầu bước vào "sự nghiệp" chơi game cực kỳ "rực rỡ".
Có thể nói, trong những trận đấu PvP đầy nghẹt thở, thì cảm giác hạ gục một game thủ khác, đôi khi chính là người bạn thân của mình, và quan sát gương mặt của họ khi thua trận là một cảm giác không thể nào so sánh được khi bạn chiến thắng một trận đấu PvP online.
Thế nhưng giờ đây, khi game online nói chung và những tựa game multiplayer nói riêng đã được hệ thống mạng toàn cầu "chắp cánh", những tựa game từng thống trị những phòng game một thời như Unreal Tournament hay Quake cũng chẳng còn đông đúc như xưa. Với rất nhiều những tựa game mới như DOTA 2, LMHT hay CS:GO, bạn hoàn toàn có thể ngồi một chỗ để chơi game cùng bạn bè thông qua mạng internet mà không cần phải mang lỉnh kỉnh đồ đạc tới các LAN Party như xưa.
Và đó cũng là lúc một nét đẹp tưởng chừng như sẽ sống mãi trong cộng đồng game thủ dần mai một. Bản thân tôi từng đến rất nhiều quán net với hệ thống cấu hình cao cấp tại Hà Nội, thế nhưng định nghĩa "on LAN" của game thủ Việt giờ đây đơn thuần chỉ là game thủ tập hợp bạn bè trong cùng một team, ngồi cùng một chỗ và... tìm kiếm những đối thủ khác trên internet để so tài. Khi đó bạn sẽ chẳng thể nào có được cảm giác "thống khoái" khi được chiêm ngưỡng khuôn mặt méo xẹo của những game thủ đối diện khi thua trận. Thay vào đó sẽ là những câu chat chửi rủa không hồi kết.
Tôi vẫn nhớ những ngày những cậu học trò chúng tôi chỉ cóp nhặt được mỗi người vài đồng bạc lẻ, cứ chủ nhật là í ới gọi nhau từ chân cầu thang khu tập thể để kéo nhau ra quán game PlayStation 1, cùng chơi Rambo Lùn theo kiểu "thua ra đập vào", ai mất mạng phải nhường tay cầm cho người khác. Những tràng cười không hồi kết diễn ra khi một cậu bạn lỡ chân nhảy xuống vực, hay một người ăn được món vũ khí quá bá đạo làm cỏ cả bản đồ.
Tất cả những điều đó, nhờ ơn của internet và những cỗ máy tính chơi game cao cấp, đã chẳng còn nữa. Giờ đây để thưởng thức những tựa game cùng nhau theo đúng nghĩa, game thủ buộc phải chịu cảnh... đứt mạng. Khi đó game online không vào được, người chơi game sẽ buộc phải quay trở về với "mái nhà xưa", với những trận đấu game tuy khó lòng so bì được với những game đình đám gần đây, nhưng lại rất vui nhộn vì những người bạn có thể thưởng thức game một cách trực tiếp với nhau.
Nhớ lắm, những ngày chơi game còn vui, còn sướng, còn được cười nói thả phanh, chứ không mệt mỏi try hard một mình một màn hình như bây giờ.
Theo GameK
" alt=""/>Chơi game, càng đông thì càng vui, nhưng điều này liệu có ai còn nhớ?Theo một cuộc thăm dò mới đây của Reuters/Ipsos, 3/4 số người dùng Facebook tại Mỹ vẫn trung thành với mạng xã hội tỷ dân bất chấp bê bối dữ liệu gần đây. Thậm chí thay vì rời xa nền tảng này, có tới 1/4 người dùng ngày càng sử dụng Facebook thường xuyên hơn.
Có vẻ như người dùng Facebook đặc biệt tại Mỹ không mấy quan tâm tới vụ bê bối Cambridge Analytica hồi tháng 3 vừa qua. Trái ngược lại họ vẫn đặt sự tin tưởng cao vào mạng xã hội Facebook.
Ở chiều ngược lại, 1/4 số người được hỏi đã quyết định rời khỏi Facebook hoặc dùng ít hơn. Có người đã ngừng sử dụng và xóa tài khoản.
Trong số những người tham gia cuộc thăm dò, có khoảng 64% người khẳng định sử dụng Facebook ít nhất một lần/ngày, giảm từ 68% so với cuộc thăm dò trước đó hồi tháng 3.
Cuộc thăm dò trên của Reuters/Ipsosđươc công bố không lâu sau một cuộc thăm dò khác vào tháng 3 nhằm đo lòng tin của người dùng với Facebook. Kết quả lần trước cũng rất khả quan với con số hơn 60% người dân Mỹ tin tưởng Facebook đang tuân thủ luật bảo vệ thông tin cá nhân. Trong khi chỉ có 41% người dùng phản đối.
Vụ bê bối Cambridge Analytica xảy ra vào tháng 3 vừa qua là một trong những vụ việc trầm trọng nhất trong lịch sử Facebook. Công ty Cambridge Analytica bất ngờ bị các nhân chứng tố giác đã mua dữ liệu của hơn 87 triệu người dùng Facebook từ một nhà phát triển bên thứ ba, nhằm phục vụ cho đợt tranh cử Tổng thống Mỹ hồi năm 2016. Tất nhiên Facebook không thoát khỏi liên đới trong vụ việc.
Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg đã phải ra mặt và gửi lời xin lỗi tới tất cả người dùng, thậm chí điều trần trước Quốc hội Mỹ về vụ bê bối.
Tuy nhiên trong báo cáo kinh doanh quý đầu tiên, Facebook tiết lộ số người dùng hàng tháng ở Mỹ và Canada đã tăng lên 241 triệu người dùng vào ngày 31/3 vừa qua, tăng nhẹ từ mức 239 triệu người hồi tháng 12/2017.
Cũng trong cuộc thăm dò, nhiều người dùng Facebook khẳng định, họ biết cách bảo vệ thông tin cá nhân của họ hơn so với khi sử dụng các mạng xã hội khác như Snapchat, Instagram, Pinterest và Tumblr. Có tới 74% người dùng Facebook khẳng định đã biết về các thiết lập quyền riêng tư và 78% người dùng biết cách thay đổi các thiết lập đó.
Kết quả cuộc thăm dò trực tuyến của Reuters/Ipsos được thực hiện trên toàn nước Mỹ, thu thập ý kiến phản hồi của 2.194 người trưởng thành với 1.938 người dùng Facebook, 1.167 người dùng Twitter và 1.237 người dùng Instagram.
" alt=""/>Bất chấp bê bối để lộ dữ liệu, người dùng Mỹ vẫn trung thành với Facebook